Văn học cung đình Văn_học_Campuchia

Vua Thommaracha II (1629-1634) đã viết một bài thơ thu hút thế hệ bạn đọc trẻ Khơ me, những người mà cho đến giờ vẫn rất thích các khổ thơ truyền thống.

Vua Ang Duong (1841-1860) rất nổi tiếng trong văn học Khơ me vì Người không chỉ là vua mà còn là cây bút văn xuôi cổ điển nổi tiếng. Tiểu thuyết của ông Kakey (từ này bắt nguồn từ một từ tiếng Phạn nghĩa là "quạ cái"), được gợi cảm hứng từ các truyền thuyết trong Bản sinh kinh và mang nhiều yếu tố của văn học dân gian trong vùng. Truyện kể về một người phụ nữ phản bội chồng và kết thúc bằng việc mụ ta bị chồng trừng phạt vì tội phản bội. Truyện chứa đựng nhiều bài học đạo đức và đã trở thành bài giảng cho học sinh trong các trường học Campuchia. Chuẩn mực xã hội Kakey, theo truyền thống được dạy cho các cô gái trẻ Khơ me quý tộc nhưng những giá trị của truyện vẫn còn phù hợp với thời nay.[1]

Một tác phẩm khác của Ang Duong, cũng có thể đã được gợi cảm hứng từ một truyền thuyết cổ xưa, là Puthisen Neang Kong Rey, là một tiểu thuyết kể về lòng trung thành của một người vợ, sẵn sàng hiến dâng cuộc sống của bà cho chồng. Các nhà thơ và nàh soạn nhạc Khơ me đã sử dụng từ Kakey cho những người phụ nữ phản bội chồng và từ Neang Kong Rey cho những người đàn bà chung thủy.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Văn_học_Campuchia http://www.bollywoodsargam.com/video_todayfeatured... http://muse.jhu.edu/login?uri=/journals/manoa/v016... http://www.paris.fr/portail/viewmultimediadocument... http://www.budinst.gov.kh/?q=bkPoem2 http://www.cambodia.culturalprofiles.net http://www.culturalprofiles.net/cambodia/Directori... http://www.culturalprofiles.net/cambodia/Directori... http://www.archive.org/stream/missionpavieind00pav... http://www.khmerstudies.org/ http://www.andybrouwer.co.uk/press.html